Chuyển đến nội dung chính

Cách chiên thực phẩm giòn ngon và dinh dưỡng

Các món chiên rất hấp dẫn, thường có trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình. Nhưng nếu bạn chưa biết cách chiên thực phẩm giòn ngon và không ảnh hưởng đến sức khỏe:

Chọn dầu để chiên
- Nên chọn dầu đậu nành hay dầu hạt cải, có ít chất béo và không làm mất đi hương vị thơm ngon của món ăn.
- Bạn cũng có thể chọn dầu ôliu, đây là loại dầu thực vật tốt nhất để làm món chiên vì ở nhiệt độ cao, dầu ôliu sẽ ổn định hơn so với dầu bắp, dầu hướng dương, dầu đậu nành. Vì vậy, bạn có thể sử dụng dầu ô liu để chiên thực phẩm lâu hơn so với các loại dầu khác, mà giữ được chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Chọn bột chiên Taky
Hiện nay, nhiều chị em nội trợ hay chọn mua loại bột mì đa dụng có chứa gluten (chất giúp kết dính bột và thực phẩm) nhưng sẽ khiến thực phẩm hút rất nhiều dầu, mỡ. Bạn có thể sử dụng loại bột chiên giòn không có chứa ít gluten gồm thành phần chính như: bột ngô hoặc bột gạo để thay thế cho bột mì đa dụng giàu gluten.

Liều lượng dầu và nhiệt độ sôi của dầu
- Bạn chỉ nên đổ lượng dầu ngập mặt thực phẩm khi chiên thì thực phẩm sẽ chín đều và giòn ngon hơn. Hạn chế đổ thêm dầu trong lúc chiên vì sẽ làm giảm nhiệt độ sôi của dầu ảnh hưởng đến độ giòn của món ăn.
- Cho dầu vào chảo thì bật lửa to để dầu sôi nóng già rồi vặn lửa nhỏ vừa vừa lại, sau đó mới cho thực phẩm vào chiên. Nhiệt độ sôi ổn định sẽ giúp thực phẩm chín vàng và giòn, bạn không nên vặn lửa to quá khiến thực phẩm nhanh bị cháy và chín không đều.
- Ngoài ra, bạn cần chú ý loại bỏ các mảnh vụn của thực phẩm đã bị khét trong dầu càng thường xuyên càng tốt và không sử dụng dầu cũ để chiên đi chiên lại thực phẩm nhiều lần.

Không chiên quá nhiều thực phẩm cùng lúc
Không nên cho quá nhiều thực phẩm vào chiên trong một lần, vì như thế món chiên sẽ thấm rất nhiều dầu và không giòn nữa. Bạn chỉ nên cho thực phẩm vào chiên từng chút một và không chiên nhiều loại thực phẩm khác nhau như cá, thịt… trong cùng một chảo dầu vì như thế món ăn sẽ bị lẫn mùi, món ăn sẽ kém hấp dẫn.

meo-chien-thuc-pham-gion-ngon-dinh-duong-5_760x477

meo-chien-thuc-pham-gion-ngon-dinh-duong-6_760x760

Sử dụng bột baking soda (muối nở)
Muối nở sẽ làm giảm sự hấp thụ dầu mỡ khi chiên của thực phẩm, vì vậy bạn có thể hòa một ít bột muối nở vào các loại bột chiên không chứa gluten, lăn thực phẩm qua bột rồi đem chiên, món ăn sẽ giòn ngon và tốt cho sức khỏe hơn.

Lưu ý
- Nên dùng giấy ăn thấm khô nước trên thực phẩm trước khi chiên sẽ giúp dầu ăn không bị bắn ra ngoài và món ăn còn có độ giòn.
- Khi dầu trong chảo đã nóng già, bạn hãy cho vào vài giọt nước cốt chanh trước khi chiên thực phẩm. Nước cốt chanh sẽ giúp món ăn không chỉ giòn rụm mà còn thơm ngon hơn.
- Hãy sử dụng chảo có lòng sâu sẽ duy trì được chất lượng của dầu. Thực phẩm sau khi chiên nên để lên khăn giấy ăn nhằm loại bớt lượng dầu dư thừa còn trên bề mặt, món ăn sẽ khô ráo và không ngấy dầu.
Covi Food Company Limited in Vietnam Covifood.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu về mất lương thực toàn cầu và lãng phí thực phẩm.

Tái chế nhiều hơn Mất thực phẩm và chất thải thực phẩm đang nhanh chóng trở thành một vấn đề hàng đầu toàn cầu, bởi vì có hàng triệu gia đình có trẻ em chết đói, những người khác đang sống rất nhiều, với nhiều người khác vô tư vứt bỏ thức ăn. Introduction to global food loss and food waste. Nhiều người trong chúng ta đã lãng phí thực phẩm bằng cách này hay cách khác, nhưng thiệt hại thực phẩm và chất thải thực sự lớn hơn chỉ là chất thải thực phẩm tiêu dùng. Từ cánh đồng nông nghiệp và nơi lưu trữ, thông qua vận chuyển, chế biến, nơi buôn bán, đến nơi tiêu thụ như nhà cửa, trường học, nhà hàng và nơi làm việc, hơn một nửa số thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu đều bị lãng phí. Đây là một thảm kịch! Chúng ta hãy xem so sánh thú vị này. Trong số 9,3 tỷ người trên thế giới (khoảng năm 2011), ước tính có 868 triệu người bị thiếu dinh dưỡng. Điều này làm cho nó một trong số 8 người. Đồng thời, một phần ba sản xuất thực phẩm toàn cầu bị lãng phí. Thực tế lãng phí thực phẩm Tại Vương quốc A

Thị trường Chuỗi lạnh Việt Nam

Thị trường Chuỗi lạnh Việt Nam theo Loại (Kho lạnh và Vận chuyển lạnh), theo các ngành (Thịt và Hải sản, Dược phẩm, Trái cây và Rau quả, Bánh và các loại khác), theo Loại Kho lạnh (Được thuê và sở hữu), theo Nhu cầu về Kho lạnh theo khu vực (HCM, Hà Nội và các nơi khác), theo Loại Kho lạnh (Sản xuất Kho lạnh, Kinh doanh Kho lạnh và Kho lạnh ngoại quan), theo quy mô của các công ty kho lạnh (Nhỏ, vừa và lớn), bởi Vận tải lạnh trong nước và quốc tế và bởi Sở hữu và cho thuê vận tải lạnh. Hồ sơ công ty của các công ty lớn bao gồm Swire Cold Storage Vietnam Limited, Lotte Logistics Vietnam Co., Konoike Vina, CLK Cold Storage Limited, Hung Vương Corporation, Sojitz và Kokubu, Mekong Logistics Company Limited, Kuehne Nagel, Preferred Freezer Services, Panalpina, Triton Container International, DB Schenker, Agility Logistics Vietnam, APL Vietnam, Maersk Line, MP Logistics, Vinafco Vietnam Ngành công nghiệp chuỗi lạnh Việt Nam được thiết lập để tăng vọt khi nhu cầu đối với thực phẩm ướp lạnh v

Cold chain equipment Thiết bị dây chuyền lạnh

Thiết bị dây chuyền lạnh Cold chain equipment - hệ thống truyền động trực tiếp bằng năng lượng mặt trời và hệ thống làm lạnh chính Nhận cập nhật thị trường của chúng tôi với thông tin về tính sẵn có của sản phẩm toàn cầu, cung, cầu và xu hướng giá cả. Điểm nổi bật UNICEF mua thiết bị chuỗi lạnh giá cả phải chăng (CCE) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sơ tuyển để cải thiện hệ thống chuỗi cung ứng tiêm chủng để quản lý và tối ưu hóa việc cung cấp vắc-xin, lưu trữ và bảo vệ hiệu lực vắc-xin. Ghi chú thị trường này cung cấp thông tin về cung và cầu được sửa đổi trên ổ đĩa trực tiếp năng lượng mặt trời (SDD) và tủ lạnh và tủ lạnh chuỗi cung cấp điện chính. Nó nhấn mạnh thông tin về tính sẵn có của sản phẩm, cung, cầu và xu hướng giá cả trong bối cảnh toàn cầu. Nó cũng mô tả các tùy chọn mua sắm của UNICEF cho các dịch vụ liên quan để giao hàng trong nước, lắp đặt, vận hành và đào tạo tại chỗ về sử dụng và bảo trì phòng ngừa từ năm 2018. Hơn 80% các yêu cầu CCE dự kiến ​​được chuyển qua UNICEF