Chuyển đến nội dung chính

Bất chấp mọi lệnh giảm, giá thịt lợn tăng cao chưa từng có

Dù có “lệnh” đưa giá thịt lợn về mức hợp lý, song mặt hàng này nhất quyết không chịu giảm mà giá còn tăng cao chưa từng có. Giá lợn hơi xuất chuồng đã lên mức 95.000 đồng/kg.

Thương lái tranh nhau mua từng con
Sáng 20/4, ông Lê Văn Tấn, chủ trang trại nuôi lợn quy mô gần 2.000 con ở Khoái Châu (Hưng Yên) khoe: “Thương lái trả giá lợn hơi 95.000 đồng/kg rồi, mai tôi sẽ cân bán 250 con. Lứa lợn lần này đạt trọng lượng trung bình 120 kg/con”.
Đầu tháng 4, ông Tấn xuất bán lứa lợn 200 con với giá chỉ 81.000 đồng/kg. Sau hơn nửa tháng, giá thịt lợn đã tăng lên 95.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao chưa từng có, thậm chí còn cao hơn cả thời điểm tháng 12 năm ngoái, khi thời điểm  giá thịt lợn đạt đỉnh, ông xuất bán giá 94.000 đồng/kg.
Dù giá lợn tăng từng ngày, song thương lái vẫn tranh nhau mua. Gia đình ông dịp này có lứa lợn xuất chuồng 250 con nên ngày nào cả chục thương lái cũng gọi điện hỏi mua. Họ lùng mua từng con, có bao nhiêu bắt hết vì dịp này lợn khan hàng, ông Tấn chia sẻ.
Bất chấp mọi lệnh giảm, giá thịt lợn tăng cao chưa từng có
Giá thịt lợn hơi tăng cao chưa từng có, lên mốc 96.000 đồng/kg
Không chỉ giá lợn hơi thương phẩm mà giá lợn giống cũng tăng cao. Một con lợn giống 6-7kg giá tăng lên trên 3 triệu đồng song vẫn khó mua. Trong khi đó, giá cám công nghiệp, giá nguyên liệu thức ăn đều tăng mạnh nên ông Tấn dự báo giá lợn hơi rất khó giảm, thậm chí sắp tới còn tăng cao nữa.
Anh Hoàng Văn Hải, chủ một trang trại nuôi lợn quy mô cả ngàn con ở Phúc Thọ (Hà Nội), cho hay, nhà anh có đàn lợn 150 con sắp xuất chuồng, trọng lượng mỗi con đạt khoảng 95-100kg. Gần 1 tuần nay, thương lái thi nhau gọi điện đặt mua. “Cứ hôm sau lại tăng hơn hôm trước 1-2 giá, song tôi chưa nhận đặt cọc của thương lái nào vì giá lợn hơi vẫn đang trên đà tăng”, anh nói.
Tương tự, tại Thái Bình, các hộ nuôi lợn cũng đang xuất bán lợn hơi giá 94.000-95.000 đồng/kg.
Trao đổi với PV.VietNamNet, đại diện ban quản lý chợ đầu mối gia súc gia cầm ở Hà Nam thông tin, giá lợn hơi đang lập đỉnh mới. “Dạo này nguồn cung khan hiếm, lượng lợn hơi đổ về chợ càng ngày càng giảm khiến giá tăng mạnh. Như hôm nay, giá lợn hơi ngon nhất đã tăng lên mức 95.000-96.000 đồng/kg", ông cho biết.
Không chỉ tại các tỉnh miền Bắc giá lợn hơi tăng cao ngất ngưởng mà ở các tỉnh miền Nam, miền Trung, giá mặt hàng này cũng tăng phi mã, lên mốc 85.000-88.000 đồng/kg tuỳ địa phương.

Bao giờ người dân được ăn thịt lợn giá hợp lý?
Hồi giữa tháng 2, khi giá thịt lợn hơn dao động quanh mốc 80.000 đồng/kg, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, dịch tả lợn Châu Phi gây thiệt hại lớn chưa từng có, sau 1 năm cơ bản đã được kiểm soát. Tốc độ tái đàn tăng rất nhanh. Ở các địa phương quy mô hộ nuôi 100-200 con, có những nơi tái đàn lần thứ 2. Lợn tái đàn cũng đã được xuất bán ra thị trường.
Khi ấy, Bộ trưởng yêu cầu, khuyến nghị các doanh nghiệp chăn nuôi lớn giảm xuống mức giá 75.000 đồng/kg. Đây là mức giá hợp lý để đảm bảo thị trường bền vững.
Bất chấp mọi lệnh giảm, giá thịt lợn tăng cao chưa từng có
Người tiêu dùng mòn mỏi chờ đợi mua thịt lợn với giá hợp lý
Sau đúng 3 ngày Bộ trưởng kêu gọi giảm giá thịt lợn, một vài doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong ngành đã hạ giá lợn hơi xuất chuồng về mức 72.000-75.000 đồng/kg. Thế nhưng, chỉ khoảng 2 tuần sau, giá mặt hàng này lại bật tăng mạnh lên 80.000-85.000 đồng/kg, thậm chí có nơi lên mốc 88.000 đồng/kg.
Đến giữa tháng 3, khi đi thực tế tại các trang trại chăn nuôi ở Phú Thọ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lần thứ hai kêu gọi doanh nghiệp giảm giá thịt lợn về mức hợp lý. Theo ông, với giá 75.000 đồng/kg lợn hơi xuất chuồng đã lãi quá cao. Song, bất chấp lời kêu gọi của Bộ trưởng, mặt hàng này vẫn cố thủ ở mức cao.
Trước thực trạng trên, chiều 20/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn giải pháp bình ổn giá thịt lợn. Thủ tướng nhận xét, giá thịt lợn tăng cao trong thời gian dịch bệnh Covid-19, gây khó khăn cho đời sống người dân và làm gia tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Thủ tướng nêu rõ, giá thịt lợn cần được điều tiết theo thị trường nhưng phải có sự quản lý, như chống đầu cơ, nâng giá bất hợp lý. Thời gian qua, việc phục hồi, tái đàn còn chậm cùng một số nguyên nhân khác khiến giá thịt lợn tăng cao. Thủ tướng giao Bộ NN-PTNT cùng Bộ Công Thương triển khai các biện pháp kịp thời với tinh thần quyết liệt, đưa giá thịt lợn xuống dưới 60.000 đồng/kg (lợn hơi).
Tiếp đó, ngày 30/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường có buổi làm việc với 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn tìm biện pháp mạnh đưa giá thịt lợn hơi xuống 60.000 đồng/kg. Tại cuộc họp, 15 đơn vị này hứa bắt đầu từ 1/4 sẽ giảm giá lợn hơi xuất chuồng về mức 70.000 đồng/kg.
Song, trên thực tế, chỉ có doanh nghiệp chịu giảm giá lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg, còn giá lợn trong dân (hộ nuôi nhỏ lẻ, không liên kết) vẫn cao ngất ngưởng. Đáng chú ý, giá thịt lợn tại chợ, siêu thị cũng không hề giảm với lời biện minh là do có quá nhiều khâu trung gian, dẫn đến khó kiểm soát được vấn đề giá của mặt hàng này trên thị trường.
Đầu tháng 4, Bộ NN-PTNT tiếp tục ra văn bản yêu cầu các tỉnh, thành phố tổ chức các biện pháp kiểm soát chặt giá thịt lợn, trong đó đề nghị các trang trại, hộ chăn nuôi cùng 15 doanh nghiệp đồng loạt giảm giá xuống 70.000 đồng/kg lợn hơi.
Những tưởng sau hơn hai tháng nỗ lực đưa giá thịt lợn về mức hợp lý, người tiêu dùng sẽ được ăn thịt lợn đúng giá. Song, giá mặt hàng này chẳng những không giảm mà còn bật tăng lên mức cao chưa từng có, còn người tiêu dùng vẫn phải bấm bụng mua thịt lợn giá đắt đỏ từ 140.000-310.000 đồng/kg. Câu hỏi bao giờ người dân được ăn thịt lợn với giá hợp lý vẫn chưa có lời giải.
Mai Đăng
Covi Food Company Limited Viet Nam Covifood.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu về mất lương thực toàn cầu và lãng phí thực phẩm.

Tái chế nhiều hơn Mất thực phẩm và chất thải thực phẩm đang nhanh chóng trở thành một vấn đề hàng đầu toàn cầu, bởi vì có hàng triệu gia đình có trẻ em chết đói, những người khác đang sống rất nhiều, với nhiều người khác vô tư vứt bỏ thức ăn. Introduction to global food loss and food waste. Nhiều người trong chúng ta đã lãng phí thực phẩm bằng cách này hay cách khác, nhưng thiệt hại thực phẩm và chất thải thực sự lớn hơn chỉ là chất thải thực phẩm tiêu dùng. Từ cánh đồng nông nghiệp và nơi lưu trữ, thông qua vận chuyển, chế biến, nơi buôn bán, đến nơi tiêu thụ như nhà cửa, trường học, nhà hàng và nơi làm việc, hơn một nửa số thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu đều bị lãng phí. Đây là một thảm kịch! Chúng ta hãy xem so sánh thú vị này. Trong số 9,3 tỷ người trên thế giới (khoảng năm 2011), ước tính có 868 triệu người bị thiếu dinh dưỡng. Điều này làm cho nó một trong số 8 người. Đồng thời, một phần ba sản xuất thực phẩm toàn cầu bị lãng phí. Thực tế lãng phí thực phẩm Tại Vương quốc A

Thị trường Chuỗi lạnh Việt Nam

Thị trường Chuỗi lạnh Việt Nam theo Loại (Kho lạnh và Vận chuyển lạnh), theo các ngành (Thịt và Hải sản, Dược phẩm, Trái cây và Rau quả, Bánh và các loại khác), theo Loại Kho lạnh (Được thuê và sở hữu), theo Nhu cầu về Kho lạnh theo khu vực (HCM, Hà Nội và các nơi khác), theo Loại Kho lạnh (Sản xuất Kho lạnh, Kinh doanh Kho lạnh và Kho lạnh ngoại quan), theo quy mô của các công ty kho lạnh (Nhỏ, vừa và lớn), bởi Vận tải lạnh trong nước và quốc tế và bởi Sở hữu và cho thuê vận tải lạnh. Hồ sơ công ty của các công ty lớn bao gồm Swire Cold Storage Vietnam Limited, Lotte Logistics Vietnam Co., Konoike Vina, CLK Cold Storage Limited, Hung Vương Corporation, Sojitz và Kokubu, Mekong Logistics Company Limited, Kuehne Nagel, Preferred Freezer Services, Panalpina, Triton Container International, DB Schenker, Agility Logistics Vietnam, APL Vietnam, Maersk Line, MP Logistics, Vinafco Vietnam Ngành công nghiệp chuỗi lạnh Việt Nam được thiết lập để tăng vọt khi nhu cầu đối với thực phẩm ướp lạnh v

Cold chain equipment Thiết bị dây chuyền lạnh

Thiết bị dây chuyền lạnh Cold chain equipment - hệ thống truyền động trực tiếp bằng năng lượng mặt trời và hệ thống làm lạnh chính Nhận cập nhật thị trường của chúng tôi với thông tin về tính sẵn có của sản phẩm toàn cầu, cung, cầu và xu hướng giá cả. Điểm nổi bật UNICEF mua thiết bị chuỗi lạnh giá cả phải chăng (CCE) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sơ tuyển để cải thiện hệ thống chuỗi cung ứng tiêm chủng để quản lý và tối ưu hóa việc cung cấp vắc-xin, lưu trữ và bảo vệ hiệu lực vắc-xin. Ghi chú thị trường này cung cấp thông tin về cung và cầu được sửa đổi trên ổ đĩa trực tiếp năng lượng mặt trời (SDD) và tủ lạnh và tủ lạnh chuỗi cung cấp điện chính. Nó nhấn mạnh thông tin về tính sẵn có của sản phẩm, cung, cầu và xu hướng giá cả trong bối cảnh toàn cầu. Nó cũng mô tả các tùy chọn mua sắm của UNICEF cho các dịch vụ liên quan để giao hàng trong nước, lắp đặt, vận hành và đào tạo tại chỗ về sử dụng và bảo trì phòng ngừa từ năm 2018. Hơn 80% các yêu cầu CCE dự kiến ​​được chuyển qua UNICEF